Sơn nên là công việc sau cùng của công trình

Mặc dù chi phí sơn nước trong 1 công trình thường chiếm tỷ lệ không cao (chỉ từ 3-5% chi phí xây nhà) nhưng đây lại là lá chắn bảo vệ công trình & cũng là bộ mặt của công trình. Có nhiều hơn những tác động của các hạng mục khác đến màng sơn nhà bạn hơn là bạn nghĩ. Cụ thể, có thể liệt kê như sau

  1. Ẩm ướt từ chân tường trong qua trình lát gạch cho sàn nhà:

Công việc lát gạch cho sàn nhà thường sẽ làm sàn nhà của bạn trở nên sũng nước. Sau khi lát gạch thì lượng nước này sẽ không thoát đi hết xuyên qua lớp gạch mà sẽ dồn về 4 góc tường. Vì vậy, nếu trước đó bạn đã “lỡ” sơn rồi thì lớp sơn dưới chân tường nhà bạn sẽ có nguy cơ bị phồng rộp, loang màu rất lớn. Hầu hết các công trình đều lo lắng sơn rơi vãi sẽ ảnh hưởng đến sàn nhà nhưng bạn hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này bằng cách yêu cầu thợ sơn đảm bảo việc che chắn sàn nhà trong quá trình thi công sơn

  1. Khác màu do dặm vá từ các hư hỏng do các hạng mục xung quanh

Các hạng mục khác trong công trình như: điện, nước, gỗ…luôn va chạm làm trầy xước tường nhà bạn. Việc dặm vá những vị trí như vậy sẽ luôn gây ra hiện tượng khác màu trên màng sơn. Chính vì vậy, sau khi thi công lớp sơn phủ thứ nhất thì bạn nên đợi các hạn mục khác hoàn thiên. Sau đó tiến hành dặm vá rồi mới thi công dứt điểm công trình bằng lớp sơn phủ thứ 2

  1. Màu sơn loang lỗ do thi công sơn quá gấp gáp

Lớp hồ vữa luôn mang theo chất kiềm có tác dụng ăn mòn rất lớn hơi ẩm còn nhiều ở trong tường. Sau khi tô hồ thì nên để tường khô tự nhiên từ 21-28 ngày trong điều kiện thời tiết khô ráo (đạt dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter) rồi mới tiến hành thi công sơn. Vì vậy, bạn không cần phải quá gấp gáp việc thi công sơn phải tiến hành ngay sau khi tô hồ mà nên để công việc này tiến hành sau cùng